Thứ Bảy, 9 tháng 11, 2013

HÃY TÍCH LŨY CỦA CẢI THIÊNG LIÊNG


 
  Hãy tích trữ của cải thiêng liêng
Thứ Sáu Tuần XXXI Mùa Thường Niên - Năm lẻ
Lời Chúa: 
 Lc 16,1-8
1 Khi ấy, Chúa Giê-su nói với các môn đệ rằng: "Một nhà phú hộ kia có một người quản gia. Người ta tố cáo với ông là anh này đã phung phí của cải nhà ông. Ông mới gọi anh ta đến mà bảo: 'Tôi nghe người ta nói gì về anh đó? Công việc quản lý của anh, anh tính sổ đi, vì từ nay anh không được làm quản gia nữa!' Người quản gia liền nghĩ bụng: 'Mình sẽ làm gì đây? Vì ông chủ đã cất chức quản gia của mình rồi. Cuốc đất thì không nổi, ăn mày thì hổ ngươi. Mình biết phải làm gì rồi, để sau khi mất chức quản gia, sẽ có người đón rước mình về nhà họ!'
"Anh ta liền cho gọi từng con nợ của chủ đến, và hỏi người thứ nhất: 'Bác nợ chủ tôi bao nhiêu vậy?' Người ấy đáp: 'Một trăm thùng dầu ô-liu.' Anh ta bảo: 'Bác cầm lấy biên lai của bác đây, ngồi xuống mau, viết năm chục thôi.' Rồi anh ta hỏi người khác: 'Còn bác, bác nợ bao nhiêu vậy?' Người ấy đáp: 'Một ngàn giạ lúa.' Anh ta bảo: 'Bác cầm lấy biên lai của bác đây, viết lại tám trăm thôi.'
"Và ông chủ khen tên quản gia bất lương đó đã hành động khôn khéo. Quả thế, con cái đời này khôn khéo hơn con cái ánh sáng khi xử sự với người đồng loại."

NGƯỜI QUẢN LÝ KHÔN NGOAN VÀ TRUNG THÀNH
Ngày xưa có câu chuyện về Mạnh Thường Quân là một nhà giàu, cho vay mượn nhiều. Một hôm sai Phùng Nguyên sang đất Tiết đòi nợ. Trước khi đi, Phùng Nguyên hỏi: “Ngài có muốn mua gì không?”. Mạnh Thường Quân trả lời: “Ngươi xem thứ gì nhà chưa có thì mua”. Khi đến đất Tiết, Phùng Nguyên cho gọi dân tới bảo rằng: “Các ngươi nợ bao nhiêu, Mạnh Thường Quân đều cho cả”. Rồi chẳng tính vốn lời, đem văn tự ra đốt sạch. Khi trở về, Phùng Nguyên nói với Mạnh Thường Quân: “Nhà ngài không thiếu gì, có lẽ chỉ thiếu một thứ đó là ơn nghĩa. Tôi đã trộm mua ở đất Tiết cho ngài rồi. Tôi chắc là đẹp ý ngài”. Về sau Mạnh Thường Quân bị bãi quan, về ở đất Tiết. Dân ở đấy nhớ ơn xưa ra đón rước đầy đường. Mạnh Thường Quân ngoảnh lại bảo Phùng Nguyên: “Đó hẳn là cái ơn nghĩa mà ông đã mua cho tôi ngày trước”.
Nghe chuyện này, có lẽ mọi người đều đồng ý với Mạnh Thường Quân rằng Phùng Nguyên thực là người quản lý trung thành và khôn ngoan. Trung thành vì ông đã biết cách làm lợi cho chủ. Khôn ngoan vì ông biết nhìn xa trông rộng, đầu tư vào những chương trình có ích lợi lâu dài. Nhờ sự khôn ngoan của Phùng Nguyên, Mạnh Thường Quân đã vượt qua được những khó khăn gian khổ.

Suy niệm lời Chúa
Trong câu chuyện kể trên cho thấy Phùng Nguyên là một người quản lý biết trung thành và làm lợi cho chủ. Còn người quản lý trong bài Phúc Âm hôm nay có khôn ngoan nhưng không trung thành. Ông ta khôn ngoan vì đã nhìn xa biết là thế nào cũng bị ông chủ cho nghỉ việc vì ,  ông đã phung phí, làm hại tài sản của chủ. Nên ông ta nghĩ ra cách để có lợi cho ông về sau khi phải mất việc. Ông ta đã cho gọi các con nợ đến và đã giúp họ bằng cách bảo từng người ghi lại văn tự giảm số nợ với ông chủ.
Tuy khen người quản lý này khôn khéo biết lo cái hậu cho mình, nhưng Chúa Giêsu không khen ngợi tính gian giảo, thiếu trung thực của ông. Người ước mong con cái sự sáng cũng biết thông minh nhạy bén trong việc tìm kiếm Nước Trời. Là biết lo mình có nơi ở an bình thực sự khi phải rời xa cái thế giới tạm bợ này.
Quả thực chúng ta là những người quản lý của Chúa. Tất cả những gì ta có đều là của Chúa. Từ sự sống, sức khỏe, tài năng, tiền bạc… đều không phải của ta. Ta chỉ quản lý chúng. Và ta hãy khôn ngoan để tìm cách làm lợi qua những thứ ấy. Như dùng sức khỏe sự sống Chúa ban để phụng thờ Ngài, tài năng để hướng dẫn người khác, tiền bạc của cải để giúp đỡ người nghèo khổ. Đó cũng là một cách thể hiện lòng trung thành của chúng ta khi biết lắng nghe và làm theo ý Chúa.

Lạy Chúa Giêsu, Chúa đã nói “con cái đời này thi khôn ngoan hơn con cái sự sáng”. Xin cho chúng con là con cái Chúa biết khôn ngoan trong việc tìm cách làm lợi cho Chúa đó là biết hy sinh phục vụgiúp đỡ mọi người để ngày sau hết chính những kẻ đó sẽ xin Chúa trả nghĩa cho chúng con ở trên Nước 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét