(PL&XH)
- Trước những biến cố có thể xảy ra trong cuộc sống, thì sự rộng lòng tha thứ
luôn để lại những thanh âm trong vắt và thật nhiều lắng đọng. Sự tha thứ không
chỉ có ý nghĩa đối với người nhận mà còn khiến người cho đi được nhẹ lòng,
thanh thản. Chẳng những thế, nó còn có giá trị trong việc làm hồi sinh những
tâm hồn, những trái tim bị tổn thương và đặc biệt là đối với người từng lầm lỗi.
Câu chuyện một đôi vợ chồng già
sống tại TP Hồ Chí Minh cũng chứa đựng sự vị tha đến khôn cùng. Ông bà có một
đứa con trai duy nhất bị giết chết khi ở cái tuổi đẹp nhất đời người. Thủ phạm
cũng trạc tuổi con ông bà, gây án vì một phút nông nổi, không kiềm chế được cơn
tức giận. Khi nhận được thư xin lỗi của kẻ xuống tay sát hại con mình, ban đầu
ông bà giận không muốn mở thư ra đọc mà vứt nó vào góc bàn rồi lại ngồi bên bàn
thờ con trai ngắm con và khóc. Sau nhiều ngày suy nghĩ, nhiều đêm không thể
chợp mắt, cuối cùng ông bà cũng mở bức thư. Những lời lẽ chứa đầy nỗi ân hận và
sự hối cải của phạm nhân khiến ông bà xúc động và đã quyết định mở lòng tha thứ
cho người lầm lỗi. Thậm chí, ông bà còn đến gặp phạm nhân và ôm cậu vào lòng
như ôm đứa con trai của mình và dặn: “Sau này, nếu muốn, chúng tôi sẵn lòng
nhận cậu làm con nuôi….”.
Còn hàng trăm, hàng nghìn câu
chuyện xúc động về sự tha thứ khác được thể hiện qua các lá thư của cuộc phát
động viết thư “Gửi lời xin lỗi”. Theo Thiếu tướng Đỗ Tá Hảo, Cục Trưởng Cục
Giáo dục cải tạo và hòa nhập cộng đồng (Tổng Cục Thi hành án và Hỗ trợ tư pháp,
Bộ CA) thì ngoài khoản bồi thường sau khi thi hành án; sự thăm hỏi, sẻ chia
giữa gia đình thủ phạm với gia đình bị hại thì những dòng tâm sự, lời xin lỗi
của người phạm tội góp phần quan trọng trong việc bị hại và gia đình bị hại có
tha thứ cho họ hay không. Sự tha thứ đó như một vòng tay mở rộng, tạo cơ hội
cho phạm nhân cải tạo tốt để tái hòa nhập cộng đồng, sống làm người có ích và
không vấp phải lỗi lầm nữa…
Sự tha thứ
là chìa khóa mở cánh cửa oán trách và chiếc còng tay của hận thù. Nó là thứ
sức mạnh có thể phá vỡ xiềng xích của cay đắng và gông cùm của lòng ích kỷ.
(William Arthur Ward- nhà giáo dục lỗi lạc Mỹ)
|
Vâng, câu
chuyện về lòng tha thứ trên đây, cũng là muốn đưa chúng ta vào ý chính bài Tin Mừng của thánh Mathêu dưới đây.
Thứ Ba 16-6-2015Lời Chúa: Mt 5, 43-48
43
“Anh em đã nghe Luật dạy rằng: Hãy yêu đồng loại và hãy ghét kẻ thù.44
Còn Thầy, Thầy bảo anh em: hãy yêu kẻ thù và cầu nguyện cho những kẻ ngược đãi
anh em.45 Như vậy, anh em mới được trở nên con cái của Cha anh em,
Đấng ngự trên trời, vì Người cho mặt trời của Người mọc lên soi sáng kẻ xấu
cũng như người tốt, và cho mưa xuống trên người công chính cũng như kẻ bất
chính.46 Vì nếu anh em yêu thương kẻ yêu thương mình, thì anh em nào
có công chi? Ngay cả những người thu thuế cũng chẳng làm như thế sao?47
Nếu anh em chỉ chào hỏi anh em mình thôi, thì anh em có làm gì lạ thường đâu?
Ngay cả người ngoại cũng chẳng làm như thế sao?48 Vậy anh em hãy nên
hoàn thiện, như Cha anh em trên trời là Đấng hoàn thiện.
Chúa Giêsu đã
dạy chúng ta một bài học về tính độ lượng bao dung. Vì Ngài chính là Đấng giàu
lòng thương xót, Ngài đã yêu thương và tha thứ cho những con người đã gây ra
cái chết bi thảm của Ngài trên thập giá, Ngài không hận thù trái lại còn dâng
lời cầu nguyện lên Chúa Cha trước khi tắt thở: “ Lạy Cha xin tha cho chúng vì chúng không biết việc mình làm ”, vì
thế Ngài cũng muốn những kẻ theo Ngài cũng phải có lòng yêu thương cả kẻ bách
hại mình. Điều này vẫn có trong thời đại nghiêng về sự ác hôm nay, khi các Giám
mục, linh mục và những KiTô hữu vẫn bị bách hại khắp nơi nhưng đã không đem
lòng thù hân..
Lạy Chúa Giêsu, xin cho chúng con đừng đem lòng thù
oán ai, nhưng sẵn sàng tha thứ cho họ khi ho vô tình hay cố ý làm hại chúng
con, có như vậy chúng con mới xứng đang mang danh là KiTô hữu. Amen
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét